Đặc điểm 3_Juno

Juno là một tiểu hành tinh khá lớn, có lẽ chiếm một phần mười kích thước và khoảng 1% tổng khối lượng vành đai tiểu hành tinh.[14] Đây là tiểu hành tinh kiểu S lớn thứ hai sau 15 Eunomia.[4] Dù vậy, Juno chỉ bằng 3% khối lượng Ceres.[4]

So sánh 10 tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện với Mặt Trăng của Trái Đất. Juno nằm thứ ba từ trái qua.

Quỹ đạo của Juno là 4,36578 năm.[15]

Trong số các tiểu hành tinh kiểu S, Juno phản chiếu ánh sáng bất thường, có thể là một dấu hiệu của các đặc tính bề mặt khác biệt. Trung bình albedo cao giải thích mức độ cấp sao biểu kiến tương đối cao của một vật thể nhỏ trong vành đai tiểu hành tinh như Juno. Juno có thể có cấp sao biểu kiến đạt +7,5, ở phần nhìn thấy được, sáng hơn cả Sao Hải Vương hoặc Titan, và cung là lý do nó được phát hiện trước các tiểu hành tinh lớn hơn Hygiea, Europa, Davida, Interamnia. Tuy nhiên, khi xung đối, đô sáng của nó chỉ ở mức +8,7[16]—chỉ có thể nhìn thấy bằng ống nhòm - và ở độ giãn dài nhỏ hơn kính viễn vọng 3 inch (76 mm).[17] Nó là tiểu hành tinh chính trong cụm Juno.

Hành tinh 1807–1845
1Sao Thuỷ
2Sao Kim
3Trái Đất
4Sao Hỏa
5Vesta
6Juno
7Ceres
8Pallas
9Sao Mộc
10Sao Thổ
11Sao Thiên Vương

Juno ban đầu được xem là một hành tinh, giống với 1 Ceres, 2 Pallas4 Vesta.[18] Năm 1811, Johann Hieronymus Schröter ước tính đường kính của Juno lên tới 2290 km.[18] Về sau, cả bốn đã được phân loại lại thành tiểu hành tinh sau khi các tiêu hành tinh khác được phát hiện ra. Kích thước nhỏ và hình dạng bất thường đã khiến cho Juno không được xem là hành tinh lùn.

Juno có khoảng cách gần Mặt Trời hơn so với Ceres hay Pallas. Quỹ đạo của nó nghiêng vừa phải khoảng 12° theo hình elip, nhưng có độ lệch tâm lớn, lớn hơn so với Sao Diêm Vương. Độ lệch tâm này làm cho Juno gần Mặt Trời hon ở điểm cận nhật so với Vesta và ngược lại ở điểm viễn nhật so với Pallas. Juno có quỹ đạo kỳ dị nhất trong các vật thể đã biết cho đến khi 33 Polyhymnia được phát hiện năm 1854, cũng như trong các tiểu hành tinh hơn 200 km chỉ có 324 Bamberga có quỹ đạo kỳ dị hơn.[19]

Juno chuyển động nghịch hành với độ nghiêng trục khoảng 50°.[20] Nhiệt độ tối đa trên bề mặt trực tiếp đối mặt với Mặt Trời được đo khoảng 295 K vào ngày 2 tháng 10 năm 2001. Juno ở điểm viễn nhật khi đo nhiệt độ trên, nhiệt độ tối đa được ước tính là 301 K (+28 °C) tại điểm cận nhật.[8]

Nghiên cứu quang phổ cho thấy bề mặt Juno có thể chứa chondrit, một loại vẫn thạch phổ biến gồm các silicat chứa sắt như olivinpyroxene.[21] Hình ảnh hồng ngoại tiết lộ Juno có một miệng núi lửa rộng khoảng 100 km, là kết quả của một tác động địa chất trẻ.[22][23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 3_Juno http://www.allaboutastro.com/Articlepages/whatcani... http://oed.com/search?searchType=dictionary&q=Juno... http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://adsabs.harvard.edu/abs/1981AJ.....86..306M http://adsabs.harvard.edu/abs/1993Icar..106..573G http://adsabs.harvard.edu/abs/1999AJ....117.1077H http://adsabs.harvard.edu/abs/2002Icar..159..369K http://adsabs.harvard.edu/abs/2003Icar..163..135B http://adsabs.harvard.edu/abs/2004cosp...35.2014P http://adsabs.harvard.edu/abs/2005Icar..173..385L